Bí kíp “khoanh bừa”, “đoán mò” trắc nghiệm mà học sinh nên biết

Khi hình thức thi trắc nghiệm ngày một phổ biến hơn thì teen tại "cho ra đời" một thuật ngữ mới: "lụi" trắc nghiệm, có n...

Khi hình thức thi trắc nghiệm ngày một phổ biến hơn thì teen tại "cho ra đời" một thuật ngữ mới: "lụi" trắc nghiệm, có nghĩa là chọn đại một trong số 4 đáp án, nếu hên thì trúng, xui thì trật!

 Tải Tài Liệu Bí Kíp Khoanh Mò

Vậy vấn đề đặt ra là: Chúng ta có thể kiểm soát dc quá trình đánh “lụi” này ko, hay nói cách khác, có thể “lụi” với 1 niềm tin lớn hơn so với bình thường ? Câu trả lời là có thể (dĩ nhiên ở mức tương đối). Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi đề cập đến 1 số vấn đề và 1 số lời khuyên cho việc “lụi” trắc nghiệm. Bài viết định hướng cho môn Hóa và dành cho học sinh trung bình – khá, học sinh giỏi hãy bỏ qua phần này vì hiệu quả ko cao (đoán mò làm sao bằng làm ra đáp số dc). 



Trước khi bắt đầu vấn đề, các bạn cần lưu ý (BẮT BUỘC ĐỌC):



-                      Đánh “lụi” dù có giải thích thế nào, thì nó vẫn là những sự lựa chọn mà phần lớn là theo cảm tính. Cho nên các phương pháp dc liệt kê ở dưới hoàn toàn mang ý nghĩa tương đối (có thể sai bất cứ lúc nào, thậm chí sai nhiều, hoàn toàn tùy thuộc vào thiên thời – địa lợi – nhân hòa). Do là yếu tố may rủi, Chúng tôi không khuyến khích việc này. Tuy nhiên nếu bạn không còn đường nào khác, thì hi vọng những gì chúng tôi nói sẽ giúp ích dc phần nào.



-           Bài viết này chủ yếu dành cho học sinh trung bình – khá, những người sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi làm bài và phải dùng đến phương án này. Học sinh giỏi nên bỏ qua phần này.



-           Chúng tôi ko bàn luận hay chịu bất kì trách nhiệm nào về nội dung, bạn có thể tin và làm theo hoặc không, đừng nói những lời khó nghe.



I - ĐẠI CƯƠNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN TRONG BIÊN SOẠN ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM.



Như các bạn đã biết đề thi ĐH gồm 50 câu( chọn 1 trong 2 phần tự chọn), ngoại trừ môn Ngoại Ngữ.



Trong 50 câu này những phương án đúng sẽ được máy tính sắp xếp đảo lộn ngẫu nhiên lung tung lên. Tuy nhiên, 1 điều chắc chắn nó vẫn theo quy luật XÁC SUẤT, vì có 4 phương án A B C D nên tỷ lệ xác suất mỗi phương án theo lý thuyết  luôn là 25%==> bao giờ số phương án A đúng trong đáp án =25% tổng số câu=25% trong 50 (câu)=12.5 (câu), dĩ nhiên ở đây đang xét theo lý thuyết.



===> cho nên bao giờ trong bất kì đáp án mã đề nào số đáp án A ( hoặc B hoặc C hoặc D)Đúng luôn xấp xỉ=12.5 câu===>hay bằng 25% tổng số câu



Trong đáp án Đề hóa năm 2009 khối A với mã đề 175 kết quả như sau (các số liệu điều lấy nguồn tham khảo trên mạng).



+ trong 50 câu có đáp án câu đúng: +11 câu A +12 câu B +13 câu C +14 câu D =====> tuy tỷ lệ kia ko tuyệt đối đúng với số câu đúng mỗi phương án 12.5 (câu)====> nhưng nó có mang ý nghĩa tương đối đúng ====> trong 50 câu : số phương án A ( hoặc B hoặc C hoặc D) đúng luôn xấp xỉ là 12.5( câu).



II – CÁC PHƯƠNG PHÁP “LỤI” TRẮC NGHIỆM



1/ PHƯƠNG PHÁP “LỤI” TRONG BÓNG TỐI (CÒN GỌI LÀ “LỤI” KHÔNG TÍNH TOÁN)



Vậy từ những hiểu biết ở trên, các bạn hs trung bình – khá hãy tận dụng điều đó để “lụi” tốt hơn:



-           Đồi với các bạn này thì mục tiêu khả dĩ nhất có thể là 3.0 – 5đ. Các bạn nên nhớ đừng bắt đầu làm bài với tư tưởng làm hết toàn bộ đề thi (1 sự thật hiển nhiên là nó ko thể xảy ra). Chính tâm lí đó sẽ làm bạn nóng vội, tính toán ko kỹ, mắc nhiều sai sót hơn và đương nhiên là điểm ko thể cao. Bạn nên nhớ là chỉ tập trung làm dưới 20 câu trong đề thi (hoặc ít hơn nếu mục tiêu của bạn thấp hơn và trình độ thấp hơn. Chúng tôi đề nghị là 20 câu). 20 câu đó dĩ nhiên là những câu thuộc loại quen thuộc và tương đối dễ (đừng hiểu nhầm. Dễ hơn so với những câu khác thôi chứ làm đúng 20 câu cũng là vấn đề nhé! ). Hãy dành 60- 80’ cho 20 câu đó. Thời gian dài hơn nên dĩ nhiên bạn phải tính toán cẩn thận và ko dc có sai sót. Theo lý thuyết bạn sẽ dc 4đ.



-           Thời gian còn lại hãy đánh lụi. Bạn liệt kê trong những câu chắc chắn đúng đó, như là bao nhiu câu A đúng, B, C, D tương tự. vd thế này: bạn làm đc 23 câu, trong đó: 2 câu A đúng + 7 câu B đúng+ 7 câu C đúng+ 7 câu D đúng => trong 27 câu còn lại cứ check A hết cho tớ, sẽ đúng đc thêm ít nhất 10 câu nữa nghĩa là dc thêm 2đ nữa (dĩ nhiên đang xét trên lý thuyết).



-           Đừng coi thường. Khả năng đánh lụi mỗi câu là 25% (ko hề nhỏ). Nó có thể mang lại cho bạn ít nhất là 1-1,5đ hoặc hơn. Hoàn thành mục tiêu đề ra.



-           Trường hợp xấu nhất: Tất nhiên ko phải bao giờ trong 23 câu chắc chắn đúng lại có tỷ lệ 2A,7B,7C,7D ngon ơ như vd kia Trường hợp xấu nhất trong 30 câu chắc chắn đúng đó có tỷ lệ số câu đúng A = B = C = D = 25% như trường hợp này chẳng hạn:



trong 30 câu có = 7A+ 7B+7C+9D lúc đó mình phải làm sao đây => chọn toàn bộ 20 câu còn lại là phương án A (hoặc B,C)( ko phải D) chắc chắn mình sẽ đúng thêm ít nhất 5 câu nữa =1 đ



Thậm chí trong trường hợp bạn chỉ làm 20 câu (lời khuyên của tôi cũng là chỉ nên tập trung làm 20 câu) thì xác suất sẽ cao hơn nữa:

giả sử 20 câu có 5A, 5B, 5C, 5D đúng===> khoanh toàn bộ phương án còn lại(30 câu còn lại) là A ===> sẽ trúng thêm được 12.5 - 5 = 8 câu đúng nữa( 8 câu tương ứng 1.6 điểm).



Chính vì thế, xác suất thành công cao hay ko phụ thuộc vào những câu mà bạn đã dốc sức làm trong 60-80’ trước có thành công hay ko.



Dĩ nhiên những cái ở trên đây là “lụi” may rủi, nghĩa là ko qua bất cứ chu trình thao tác suy nghĩ tính toán nào. Vậy chúng tôi giới thiệu cho các bạn cách nâng cao khả năng đánh trúng hơn nữa, nghĩa là bạn phải nâng cấp kĩ năng từ “lụi trong bóng tối” thành “lụi ngoài ánh sáng” hay “lụi có tính toán”.



2/ CÁC KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN ĐỂ LỤI ĐƯỢC MÔN HÓA (PHƯƠNG PHÁP “LỤI” CÓ TÍNH TOÁN):



Bài viết dưới đây được trích từ Hội những người ôn thi đại học môn Hóa.



I) Dạng toán kim loại/ oxit kim loại phản ứng với axit và liên quan

1) Kim loại + H2SO4/ HCl loãng



Hỗn hợp kim loại X phản ứng với HCl/ H2SO4 loãng sinh ra a (g) khí H2 hay V lít khí. Yêu cầu tính lượng muối tạo thành (hay muối khan/ rắn sau khi cô cạn).



Key:

m(muối) = m(hỗn hợp kim loại X)  + 96 * nH2 (với H2SO4 loãng)

m(muối) = m(hỗn hợp kim loại X ) + 71 * nH2 (với HCl)



Ví dụ:

a) Cho 11,4 gam hh gồm 3 kim loaị Al, Mg, Fe phản ứng hết với H2SO4  loãng, thu được 10,08 lít H2 (đkc). Cô cạn dd thu được m gam rắn. Vậy m có thể  bằng:

Áp dụng: m(muối rắn) = m(hh kim loại) + 96 * nH2 = 11,4 + 96 * (10,08/22,4) = 54,6g



b) Cho 20g hỗn hợp bột Mg, Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 gam khí thoát ra. Lượng muối clorua tạo thành là bao nhiêu gam?

Áp dụng: m(muối) = m(hh kim loại) + 71 * n(khí) = 20 + 71 * (1/2) = 55,5 g (hiểu ngầm khí là H2)



2) Kim loại với axit HNO3 (đặc/ loãng)



Dạng 1: Kim loại (đã biết tên và khối lượng) phản ứng với … Yêu cầu tính V lít (hỗn hợp) khí sinh ra. Hoặc tính số mol khí sinh ra.

Dạng 2: Kim loại M (chưa biết tên) phản ứng với …sinh ra V lít (hỗn hợp) khí (hay số mol khí đã biết). Yêu cầu tìm tên kim loại M.

Dạng 3: Kim loại (đã biết tên nhưng chưa biết khối lượng) phản ứng với … sinh ra V lít (hỗn hợp) khí (hay số mol). Yêu cầu tính m khối lượng kim loại pứ





Áp dụng: (rất hay gặp, chiếm 4-6 câu):  e là electron

Key: n(e cho) = (mkim loại/ Mkim loại) * hóa trị (của kim loại)

ne nhận = 1*nNO2 + 3* nNO + 8*nN2O + 10 *nN2 (PỨvới HNO3).

= 2*nSO2 + 6*nS + 8*nH2S (PỨ với H2SO4 đặc, thường gặp SO2)

= 2*nH2 (PỨ với H2O, H2SO4/ HCl loãng hay NaOH,…). Không có chất nào, cho nó bằng 0.

Sau đó, cho n(e cho) = n(e nhận) rồi giải phương trình.



Ví dụ:

a) Cho 4,05g Al tan hết trong d/d HNO3 sinh ra V lít . Tính V. (dạng 1)

* Áp dụng: n(e cho) = (mAl/ MAl) * hóa trị (Al) = (4,05/27) * 3 = 0,45mol

n(e nhận) = 8*N2O = 8 * (VN2O/22,4)

Cho n(e cho) = n(e nhận) => 0,45 = 8 * (VN2O/22,4) => V= 1,26 lít.

* Tính nhanh: Cho n(e cho) = n(e nhận)

(mAl/ MAl) * hóa trị (Al) = 8*N2O

(4,05/27) * 3 = 8 * (VN2O/22,4) => V=1,26l.



b) Đem 15g hh (Al, Zn) tác dụng HNO3 đặc, nguội, dư thì thu được 2g chất rắn.Thể tích khí NO2sinh ra (ở đkc) là : (dạng 1)

Lưu ý: Al, Cr, Fe không PỨ với HNO­3/ H2SO4 đặc nguội nên bài này chỉ có Zn phản ứng và chất rắn còn lại là Al. mZn pứ = mhh – mAl sau pứ = 15 - 2=13g.



Áp dụng: Cho ne cho = ne nhận

(mZn/ Mzn) * hóa trị (Zn) = nNO2

(13/65) * 2 = (VNO2/22,4) => V= 8,96 lít.



c) Hòa tan m(g) Al vào d/d HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,1mol N2 và 0,01mol NO. Tính m. (dạng 3)



Áp dụng: Cho ne cho = ne nhận

(mAl/ MAl) * hóa trị (Al) = (10*nN2 + 3*nNO)

(mAl/27) * 3 = (10*0,1 + 3*0,01) => mAl = 9,27g



d) Cho 2,7g kim loại Al t/d với NaOH dư thu được V lít khí H2. Tính V (dạng 1)



Áp dụng: Cho ne cho = ne nhận

(mAl/ MAl) * hóa trị Al = 2*nH2

(2,7/27) * 3 = 2*(VH2/ 22,4) => V = 3,36lít.



e) Cho 5,4g kim loại X t/d với HCl dư thu được 6,72 lít khí H2. Tên X? Biết X có hóa trị III. (dạng 2).



Áp dụng: Cho ne cho = ne nhận

(mX/ MX) * hóa trị X = 2*nH2

(5,4/Mx) * 3 = 2*(6,72/ 22,4) => MX = 27 => X là Al.



* Cách lụi: khi nhắc đến Al thì nhớ 4 con số 2,7g ; 5,4g ; 1,08g; 10,8g hay gặp (và ngược lại, đề bài có 4 con số này nhưng yêu cầu tìm tên kim loại, hãy nghĩ đến Al. Hoặc kim loại hóa trị III => Al)



f) Cho 6,4g kim loại A t/d hết H2SO4 đặc nguội sinh ra 6,4 gam SO­2. Hỏi kim loại A? (dạng 2). Đáp án: Cu – Fe – Al – Zn



Nhìn liếc qua 4 đáp án thì phần lớn là kim loại hóa trị II.



Áp dụng: Cho n(e cho) = n(e nhận)

(mA/ MA) * hóa trị A = 2*nSO2

(6,4/MA) * 2 = 2*(6,4/64) => MA = 64 => A là Cu.



* Cách lụi: thấy số 6,4 g hay 0,64g thì hãy nghĩ đến Cu.



* Loại trừ: Fe/ Al/ Cr không phản ứng với H2SO4/ HNO3 đặc nguội -> loại. Khi PỨ thấy sinh raN2/ N2O hoặc S, H2S thì nhớ đến 3 kim loại sau: Al/ Mg/ Zn (thần chú: Áo mỏng dính). Trong vd f, thấy sinh ra SO2 (ko phải S hay H2S) nên loại Zn. Vậy chỉ còn là Cu là đáp án.



g) Cho m (g) Fe phản ứng với HCl loãng sinh ra 0,2g khí. Tính m. (dạng 3)



Áp dụng: Cho n(e cho) = n(e nhận)

(mFe/ MFe) * hóa trị Fe = 2*nH2

(mFe/56) * 2 = 2*(0,2/2) => mFe = 5,6g.



*Vậy: khi thấy Fe thì nghĩ đến số 5,6g (và ngược lại, đề cho 5,6g và hỏi kim loại gì thì nghĩ đến Fe).

Tương tự: khi thấy Kali thì 3,9g hay 0,39g. Nói chung là con số m có liên quan đến M của kim loại đó



* Lưu ý: Fe với HNO3/ H2SO4 đặc thì có hóa trị III, còn HCl/ H2SO4 loãng thì có hóa trị II.





3) Hỗn hợp kim loại X với axit HNO3 (đặc/ loãng) và yêu cầu tính khối lượng muối (hay muối rắn/ khan sau khi cô cạn) biết V lít khí sinh ra.

m(muối) = m(hỗn hợp kim loại X)  + 62 * n(e nhận) (với HNO3) với ne nhận tính như trên



Ví dụ: Cho 2,06g hỗn hợp gồm Fe, Al, Cu tác dụng với dd HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít NO duy nhất (đkc). Khối lượng muối nitrat sinh ra là:

A. 9,5g.                   B. 7,54g.                  C. 7,44g.                  D. 1,02g.



Key: m(muối nitrat) = m(hỗn hợp kim loại)  + 62 * n(e nhận) ( với ne nhận = 3* nNO)

= 2.06 + 62 * 3 * (0,896/22,4) = 9,5g



* Lụi: hai số 7,54g ; 7,44g na ná nhau ở số 7 nên loại 2 cái đi. Loại 1,02 đi vì khối lượng muối sau phản ứng phải lớn hơn 2,06g (do cộng thêm). Vậy còn đáp án 9,5g.



4) Hỗn hợp oxit kim loại + H2SO4 loãng (H2SO4 đặc khó hơn nên không đề cập). Tính lượng muối sunfat tạo thành.



Key: m(muối sunfat) = m(hỗn hợp oxit kim loại)  + 80 * nH2SO4



Ví dụ: Cho 32 gam hỗn hợp oxit gồm MgO, FeO, CuO t/d với 300ml dung dịch H2SO4 2M dư. Cô cạn dung dịch sau PỨ thu được m(g) muối khan. Tính m. Đáp án: 30 -31 – 32 – 80



* Lụi: khối lượng muối thu phải lớn hơn khối lượng ban đầu (do cộng). Vì vậy 30,31 loại đi. Còn số 32, thì ko có chuyện khối lượng trước và sau như nhau -> còn 80 là đáp án. Các bạn có thể áp dụng công thức tính.



5) Hỗn hợp oxit kim loại + CO/ H2. Tính khối lượng chất rắn/ kết tủa thu được.

Key: m(rắn) = m(hỗn hợp oxit kim loại)  - 16 * nCO/H2



Ví dụ: a) Khử hoàn toàn 45 g hỗn hợp gồm CuO, FeO, ZnO cần dùng vừa đủ 8,4 lít khí CO. Tính khối lượng chất rắn thu được. Các đáp án: 46 – 44,46 – 37,65 – 39 (ĐH A 2007-2008-2009)

m(rắn) = m(hỗn hợp oxit kim loại)  - 16 * nCO = 45 – 16 * (8,4/22,4) = 39g



* Cách lụi: Thấy số thập phân và số nguyên -> chọn số nguyên (dạng toán oxit, khi hỏi khối lượng thường là số nguyên) => chọn 46 hay 39.

Vì khối lượng chất rắn sau PỨ phải giảm (do trừ bớt) nên nó nhỏ hơn khối lượng ban đầu -> loại 46 vì 46>45. Vậy còn D là 39g. Các ví dụ ở trên thì khối lượng muối sau PỨ lớn hơn ban đầu.



b) Khử m(g) hỗn hợp oxit kim loại Fe2O3, Fe3O4, FeO, CuO. Tính m(g) biết sau PỨ thu được 26 gam chất rắn và 5,6 lít hỗn hợp CO2 và H2O.

Key: mrắn = mhỗn hợp oxit kim loại  - 16 * nCO/H2 26 = mhh – 16 * (5,6/22,4) mhh =30g.



Nhớ: n(CO/ H2) = n(H2O/ CO2)  hay nCO= nCO2  hay nH2 = nH2O



c) Cho khí H2 khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm các oxit sắt, thấy sau PỨ sinh ra 4,48 lít hơi nước. Tính thể tích khí H2 cần dùng để khử.

Ta có: nH2 = nH2O => VH2 = VH2O = 4,48 lít.



6) Hỗn hợp muối cacbonat + HCl loãng. Tính khối lượng muối clorua tạo thành

Key: m(muối clorua) = m(hh muối cacbonat)  + 11 * n(khí CO2)



Ví dụ: Hòa tan hết 5g hỗn hợp 2 muối cacbonat trong dung dịch HCl dư thu được 1,68 lít khí. Cô cạn dung dịch sau phản ứng. Tính khối lượng muối khan tạo thành. Đáp án: 5,825g – 10,8g – 4,75g – 5g

m(muối clorua) = m(hh muối cacbonat)  + 11 * n(khí CO2) = 5 + 11 * (1,68/22,4) = 5,825g



* Cách lụi: loại số 10,8g đi vì nó quá lớn (theo công thức nó tăng có 11*nkhí thôi) nên loại. Còn số 4,75g



II) Dãy điện hóa kim loại: chỉ cần nhớ những nguyên tố hay gặp





------ > Chiều tăng tính oxi hóa

K+   Na+   Mg2+   Al3+   Cr2+   Zn2+    Fe2+      Pb2+   H+  Cu2+   Fe3+   Ag+ 

---------------------------------------------------------------------------------------- >

K     Na    Mg             Al      Cr        Zn          Fe       Pb        H2   Cu      Fe2+    Ag

      ------ > Chiều giảm tính khử



An+     Bn+               Fe2+              Cu2+             Fe3+              Ag+

A        B                        Fe                Cu                Fe2+              Ag   



=> Quy tắc alpha cho các PỨ (rất hay gặp trong toán)



1) Dạng toán: kim loại Fe/ Cu cho vào d/d AgNO3:

Fe + 2Ag+ -> Fe2+  + 2Ag

và  Fe2+ + Ag+(dư) -> Fe3+ + Ag.  => Fe + 3Ag+ -> Fe3+ + Ag

Hay: Cu + Ag+ -> Cu2+ + Ag



2) Trường hợp lưu ý:

Fe + Fe3+ -> Fe2+ (Fe + FeCl2 -> FeCl3) (Cr cũng vậy nhưng ít gặp)



3) Giữa Fe3+ và Cu (không tạo kết tủa): Cu + Fe3+ -> Cu2+ + Fe2+ (hay là có Cr3+)

Về toán: cho Cu vào d/d Fe(NO3)2. Đề hỏi những cái liên quan như khối lượng tăng thêm là bao nhiêu? Áp dụng: A = (64-56) * nPỨ = 8 *nPỨ với A là độ tăng thêm.



Ví dụ:

a) Ngâm đinh sắt trong 100ml dd CuCl2 1M, giả thiết Cu tạo ra bám hết vào đinh sắt. Sau khi phản ứng xong lấy đinh sắt ra sấy khô, khối lượng đinh sắt :

A. 15,5g.                  B. 2,7g.                   C. 2,4g.                    D. 0,8g.



Áp dụng: 8 *nPỨ = 8 * nCuCl2 = 8 * 1 * (100/1000) = 0,8g  (nPỨ: số mol chất PỨ)



b) Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4 sau khi PỨ kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng . Tính nồng độ mol/lít CuSO4.



Áp dụng: 8 *nPỨ = 0,8 nPỨ = nCuSO4 = 0,1mol

=> [CuSO4] = n/V = 0,1/ (200/1000) = 0,5M. (nhớ đổi ml sang lít)



III) Về toán điện phân:



Công thức: m = (A*I*t) / (96500*n) với: A là M của chất (thường gặp là kim loại), I là cường độ dòng điện (A), t là thời gian điện phân (s), n ở đây là hóa trị (thường gặp là kim loại) ko phải số mol => n(e) = It/(96500*e). e ở đây là số e nhường.



Vd:

a) Điện phân với điện cực trơ dd muối sunfat kim loại hóa trị II với cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây thấy khối lượng catot tăng 1,92 gam. Kim loại trong muối sunfat là:

A. Fe.                       B. Ca.                      C. Cu.                      D. Mg.



Áp dụng: mkim loại bám catod = (A*I*t) / (96500*n) ó 1,92 = (A*3*1930) / (96500*2) ó A là Cu.



b) Khi cho dòng điện 1 chiều có cường độ 2A đi qua dd CuCl2 trong 10 phút. Hỏi là: 40g – 0,4g – 0,2g – 4g.

Đổi 10’ = 10*60s

Áp dụng: mkim loại tạo thành= (ACu*I*t) / (96500*nCu) = (64*2*10*60) / (96500*2) = 0,4g

Vậy: khi hỏi đến điện phân, kim loại hay gặp nhất là Cu, sau đó Ag (hóa trị I).



MỘT VÀI MẸO/ CÁCH CHỌN NHANH ĐÁP ÁN





1) Khi đề hỏi kim loại hóa trị III thì nghĩ ngay đến Al. Còn kim loại chỉ có một hóa trị thì loại bỏ Fe/ Cr/ Cu. Về dãy điện hóa thì nhớ mấy cái hay gặp (thi ĐH cũng vậy) như Cu, Fe, Ag.



2) Đề cho kim loại M phản ứng với HNO3/ H2SO4 đặc, sinh ra NO2 hoặc NO (hoặc SO2) thì loại trừ đáp án Al/ Mg/ Zn (vì 3 kim loại này ít gặp với dạng đề này) và các kim loại kiềm/ thổ. Ưu tiên cho đáp án Ag/ Cu/ Fe.



3) Gặp kim loại (lạ hoắc) thì loại nó đi và ưu tiên cho kim loại hay gặp. Thường gặp như phi kim: S, O, Cl, Br, F, N, P, Si, C. Kim loại: Al, Mg-Ca-Ba-Pb-Cu-H-Zn-Fe, Ag.Thường chọn cặp Na-K, Ca-Mg, Ba-Ca.



4) Nếu nói về lưỡng tính thì nghĩ đến Al (Al2O3, Al(OH)3) thường gặp, sau đó Cr, Zn.



5) Về nước cứng: chứa 2 ion Mg2+ và Ca2+

- Nước cứng tạm thời: Mg2+, Ca2+ và HCO3-

- Nước cứng vĩnh cữu: Mg2+, Ca2+ và Cl-, SO42-

- Nước cứng toàn phần: hợp 2 loại trên



Khi nói đến làm mềm nước cứng, 2 chất ưu tiên trên hết: Na2CO3 và Na3PO4 (hay K2CO3 và K3PO4)

Thường gặp các đáp án: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Na2CO3, K2CO3. (chưa ra thi)



6) Khi đề cập kim loại kiềm -> chọn những gì liên quan đến số 1 (như nhóm IA), kim loại kiềm thổ -> chọn đáp án liên quan số 2. Còn Al thì liên quan đến số 3 và 4 số 2,7g; 5,4g. Tương tự Fe, Cu,….



7) Thần chú: - Li K Na Mg Ca Ba: khi nào má cần ba

- Mg Ca Ba Pb Cu Hg Cr Zn Fe: má cản ba phá cửa hang Crom kẽm sắt (kim loại hóa trị II hay gặp).

Các kim loại kiềm và Ag có duy nhất hóa trị I. Còn Al chỉ có duy nhất có hóa trị III.



- 10 nguyên tố đầu: H He Li Be B C N O F Ne: hoa héo li bể ba cằng nhằng ông phải né



8) Câu dài nhất là câu đúng nhất (thường gặp với những môn học bài, lí thuyết). Câu nào có “tất cả”, “hầu hết”, “mọi trường hợp” thường hay sai.



9) Chọn số đẹp (lấy m(g) đề cho, chia M các chất trong đáp án. Ra số ko lẻ, gọn => đáp án). Chiêu này rất hiệu quả khi tìm CTPT HCHC

Vd: đề cho 3.9g hay 7.8g, 1.95g thì các bạn hãy quan sát đáp án, và chú ý là 3 số này đều chia hết cho 39, 39 là K nên đáp án sẽ có K :d Hoặc 5.6g, 11.2g, 2.8g,... là liên quan đến Fe.

Tương tự, các bạn có thể suy luận cách này, tự lấy số mol (đẹp 1 chút như 0,1; 0,05; 0,025;...) rồi nhân với M (PTK của hợp chất/ phân tử đó) để ra con số m(g), từ đó khi bạn gặp mấy con số này, bạn sẽ biết đáp án.



10) 1 vài con số cần nhớ: Các phản ứng tạo NH3, dù trong điều kiện tốt nhất thì hiệu suất cao nhất vẫn là 25% (H=25%) (câu này có trong phần đọc thêm SGK Hóa 11 và đã ra thi trong đề khối A 2010), nồng độ dd fomon (HCHO) dùng để ướp xác là khoảng 37 - 40%



Tìm CTPT Amin/ HCHC trong các BT đốt cháy

Dùng công thức tỉ lệ: Số C : số H : số N = n(CO2) : 2*n(H2O) : 2*n(N2). (ĐH 2007 -> 2010 đều có dạng dùng công thức này)



Vd 1): Đốt cháy hoàn toàn 5,9g một HCHC đơn chức X thu đc 6.72l CO2; 1,12l N2 (dkc); 8,1g H2O. Lập CTPT của X.  a)C3H6O         b) C3H5NO3           c) C3H9N             d) C3H7NO2 (ĐH A 2007)



Lập tỉ lệ: Số C : Số H : Số N = 6,72/22,4 : 2*(8,1/18) : 2*(1,12/22,4) = 0,3:0,9:0,1=3:9:1 => C





Vd 2) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin bậc 1, mạch hở, no, đơn chức kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng thu đc CO2 và H2O với tỉ lệ nCO2 / nH2O = 1:2. Hai amin có cùng CTPT là:



a) C2H5NH2 và C3H7NH2                b) C3H7NH2 và C4H9NH2

c) CH3NH2 và C2H5NH2                 d) C4H9NH2 và C5H11NH2



Lập tỉ lệ: tổng số C / tổng số H = 1/ (2*2)=1/4. Để chọn đáp án, tính tổng số C và số H của cả 2 chất, sau đó loại trừ (nếu ko đúng tỉ lệ).  a) tỉ lệ 5/16 # 1/4 -> loại 

b) 7/20 # 1/4 -> loại

c) Tỉ lệ (1+2)/(3+2+5+2)=3/13=1/4 -> đúng => C. 

Câu d chắc chắc ko đúng tỉ lệ.



Trên đây là tất cả những gì về “lụi” trắc nghiệm mà chúng tôi muốn nói với các bạn. Hãy nhớ rằng đây là phương án cuối cùng nếu như bạn ko còn đường nào khác. Đừng xem đây là “bùa chú” hay là “chìa khóa”. Kĩ năng là phần quan trọng, nhưng "có kiến thức là có tất cả" teen ạ. Vì vậy, chuẩn bị trước khi kiểm tra và giữ một trạng thái tâm lý ổn định luôn là phương pháp khoa học.



Chúc các bạn có 1 mùa thi thắng lợi!



Chào thân ái và quyết thắng.



TP. Hồ Chí Minh, 26/6/2012



Posted from Library of Yds.





-------- Nguồn tham khảo --------

Hocmai.vn

COMMENTS

Hướng Dẫn Tải Sách Ủng Hộ Website

Hướng Dẫn Tải Sách Ủng Hộ Website
Name

Bí Kíp Ôn Thi,13,Cẩm Nang,4,Chuyện Trò Linh Tinh,4,Công Thức Giải Nhanh Hóa Học,5,Công Thức Giải Nhanh Toán,3,Công Thức Giải Nhanh Vật Lý,2,Công Thức Lượng Giác,1,Đặng Việt Đông,1,Dao Động Cơ Học,1,Dao Động Và Sóng Điện Từ,1,Đề Thi Lớp 10,3,Đề Thi Lớp 6,1,Đề Thi Thử Hóa Học,4,Đề Thi Thử Ngữ Văn,4,Đề Thi Thử Đại Học,23,Đề Thi Thử Địa Lý,2,Đề Thi Thử GDCD,2,Đề Thi Thử Lịch Sử,4,Đề Thi Thử Sinh Học,2,Đề Thi Thử Tiếng Anh,4,Đề Thi Thử Toán,6,Đề Thi Thử Vật Lý,5,Dòng Điện Xoay Chiều,1,Hàm Số,2,Hình Học Không Gian,4,Hình Học Phẳng,1,Hóa Học Hữu Cơ,2,Hóa Học Vô Cơ,2,Học Làm Giàu,13,Học Tiếng Anh Toeic,3,Hướng Dẫn Tải Sách,1,Hướng Nghiệp,3,Kỹ Năng Mềm,2,Lượng Tử Ánh Sáng,1,Nghị Luận Xã Hội,1,Nguyên Hàm Tích Phân,1,Ôn Thi Đại Học,5,Phát Triển Bản Thân,1,Siêu Tổng Hợp,4,Sơ Đồ Tư Duy Ngữ Văn,1,Số Phức,1,Sóng Ánh Sáng,1,Sóng Cơ Học,1,Tài Liệu Môn Địa Lý,6,Tài Liệu Môn Giáo Dục Công Dân,4,Tài Liệu Môn Hóa Học,20,Tài Liệu Môn Lịch Sử,6,Tài Liệu Môn Sinh Học,4,Tài Liệu Môn Toán,31,Tài Liệu Môn Văn,12,Tài Liệu Môn Vật Lý,25,Tài Liệu Tiếng Anh,14,Thủ Thuật Casio,8,Triết Lý Sống,1,tủ tài liệu,38,Tuyệt Kĩ Casio,1,Vật Lý Hạt Nhân,1,
ltr
item
Đề Thi Thử Đại Học Tài Liệu Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Toán Hóa Vật Lý Tiếng Anh Văn Sử Sinh Địa Lí: Bí kíp “khoanh bừa”, “đoán mò” trắc nghiệm mà học sinh nên biết
Bí kíp “khoanh bừa”, “đoán mò” trắc nghiệm mà học sinh nên biết
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhXJi8ax1KpLepd33jK1_jwUa-Pv8qm8hNwQYTxHyOnIuKVcdF4jk5Kbked70cCQhrhoej6gpSNTZkIFZdhqfv0MEiSBGb27KJE8G8X8FOAwyYLheW-FbfzUlnEC5xKCFFw72U9re61S3I/s1600/Khoanh+M%25C3%25B2+%25C4%2590%25C3%25A1p+%25C3%2581n+gi%25E1%25BA%25A3i+%25C4%2591%25E1%25BB%2581+%25C3%25B4n+thi+th%25E1%25BB%25AD+%25C4%2591%25E1%25BA%25A1i+h%25E1%25BB%258Dc+thpt+qu%25E1%25BB%2591c+gia1.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhXJi8ax1KpLepd33jK1_jwUa-Pv8qm8hNwQYTxHyOnIuKVcdF4jk5Kbked70cCQhrhoej6gpSNTZkIFZdhqfv0MEiSBGb27KJE8G8X8FOAwyYLheW-FbfzUlnEC5xKCFFw72U9re61S3I/s72-c/Khoanh+M%25C3%25B2+%25C4%2590%25C3%25A1p+%25C3%2581n+gi%25E1%25BA%25A3i+%25C4%2591%25E1%25BB%2581+%25C3%25B4n+thi+th%25E1%25BB%25AD+%25C4%2591%25E1%25BA%25A1i+h%25E1%25BB%258Dc+thpt+qu%25E1%25BB%2591c+gia1.jpg
Đề Thi Thử Đại Học Tài Liệu Ôn Thi THPT Quốc Gia Môn Toán Hóa Vật Lý Tiếng Anh Văn Sử Sinh Địa Lí
https://hocmai1368.blogspot.com/2018/06/bi-kip-khoanh-bua-doan-mo-trac-nghiem-ma-hoc-sinh-nen-biet.html
https://hocmai1368.blogspot.com/
https://hocmai1368.blogspot.com/
https://hocmai1368.blogspot.com/2018/06/bi-kip-khoanh-bua-doan-mo-trac-nghiem-ma-hoc-sinh-nen-biet.html
true
6140097849161951387
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts VIEW ALL Readmore Reply Cancel reply Delete By Home PAGES POSTS View All RECOMMENDED FOR YOU LABEL ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS CONTENT IS PREMIUM Please share to unlock Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy